Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa (2024)

Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa (1)

Trang Chủ

»Tài Liệu Phổ Thông

53
lượt xem
4
download

Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa sẽ giới thiệu tới các bạn một số bệnh thông thường liên quan đến đường tiêu hóa như: Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, viêm đường mật - túi mật cấp, viêm gan mạn,... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:

  • Bài giảng Chương 2
  • Hệ tiêu hóa
  • Bộ phận tiêu hóa
  • Loét dạ dày tá tràng
  • viêm dạ dày
  • Bệnh viêm dạ dày
  • Viêm đường mật

Bình luận(0)Đăng nhập để gửi bình luận!

Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa

  1. 104CHƯƠNG 2 TIÊU HÓA LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGMục tiêu1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học, cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ gâybệnh.2. Trình bày được các triệu chứng và biến chứng loét.3. Chẩn đoán và nêu được các phác đồ điều trị loét.Nội dungI. DỊCH TỄ HỌC Tần suất bệnh tiến triển theo thời gian và thay đổi tùy theo nước, hoặc là theokhu vực. Cuối thế Kỷ 19 ở Châu Âu, loét dạ dày thường gặp hơn, và ở phụ nữ. Giữathế kỷ 20, tần suất loét dạ dày không thay đổi, nhưng loét tá tràng có xu hướng tăng,và hiện nay tỉ lệ loét tá tràng /loét dạ dày là 2/1, và đa số gặp ở nam giới. Có khoảng10-15% dân chúng trên thế giới bị bệnh LDDTT. Ở Anh và ở Úc là 5, 2-9, 9%, ở Mỹlà 5-10%. Hiện nay có khoảng 10% dân chúng trên thế giới bị LDDTT.II. BỆNH SINH1. Pepsine: được tiết ra dưới dạng tiền chất pepsinnogene dưới tác động của acidHCL biến thành pepsine hoạt động khi pH
  2. 1054. Vi Khuẩn H.P: gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng đồng thời sản xuất raamoniac làm môi trường tại chổ bị acid để gây ra ổ loét. HP sản xuất men ureaselàm tổn thương niêm mạc dạ dày; nó cũng sản xuất ra proteine bề mặt, có hoá ứngđộng (+) với bạch cầu đa nhân trung tính và monocyte. Nó còn tiết ra yếu tố hoạt hoátiểu cầu, các chất tiền viêm, các chất superoxyde, interleukin 1 và TNF là những chấtgây viêm và hoại tử tế bào. HP còn sản xuất ra các men protease, phospholipaselàm phá huỷ chất nhầy niêm mạc dạ dày.III. BỆNH NGUYÊN1. Di truyền: cho rằng loét tá tràng có tố tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đìnhvà loét đồng thời xảy ra ở 2 anh em sinh đôi đồng noãn, hơn là dị noãn.2. Yếu tố tâm lý: hai yếu tố cần được để ý là nhân cách và sự tham gia của stresstrong loét. Thể tâm thần ảnh hưởng lên kết quả điều trị, loét cũng thường xảy ra ởngườì có nhiều san chấn tình cảm, hoặc trong giai đoạn căng thẳng tinh thần nghiêmtrọng như trong chiến tranh.3. Rối loạn vận động: đó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá tràng dạ dày.Trong loét tá tràng có sự làm vơi dạ dày quá nhanh làm tăng lượng acid tới tá tràng.Ngược lại trong loét dạ dày sự làm vơi dạ dày quá chậm, gây ứ trệ acide ở dạ dày.4. Yếu tố môi trường4.1. Yếu tố tiết thực: không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp củathói quen về ăn uống. Như ở Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét ít hơn ở miền Nam ăn toàngạo. Thật vậy nước bọt chứa nhiều yếu tố tăng trưởng thượng bì làm giảm loét.Caféine và calcium là những chất gây tiết acide; rượu gây tổn thương niêm mạc dạdày.4.2. Thuốc lá: loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lá cũnglàm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoăc gây đề kháng với điềutrị. Cơ chế gây loét của thuốc lá vẫn hoàn toàn chưa biết rõ có thể do kích thích dâyX, hủy niêm dịch do trào ngược tá tràng dạ dày hoặc do giảm tiết bicarbonate.4.3. Thuốc- Aspirin: gây loét và chảy máu, gặp ở dạ dày nhiều hơn tá tràng, do tác dụng tại chổvà toàn thân. Trong dạ dày pH acide, làm cho nó không phân ly và hòa tan được vớimỡ, nên xuyên qua lớp nhầy và ăn mòn niêm mạc gây loét. Toàn thân do Aspirin ứcchế Prostaglandin, làm cản trở sự đổi mới tế bào niêm mạc và ức chế sự sản xuấtnhầy ở dạ dày và tá tràng.- Nhóm kháng viêm nonsteroide: gây loét và chảy máu tương tự như Aspirin nhưngkhông gây ăn mòn tại chổ.- Corticoide: không gây loét trực tiếp, vì chỉ làm ngăn chận sự tổng hợpProstaglandin, nên chỉ làm bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có sẳn tố tínhloét.4.4. Hélicobacter Pylori (HP): đã được Marshall và Warren phát hiện năm 1983, HPgây viêm dạ dày mạn tính nhất là vùng hang vị (type B), và viêm tá tràng do dị sảnniêm mạc dạ dày vào ruột non, rồi từ đó gây loét. 90% trường hợp loét dạ dày, và95% trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện HP nơi ổ loét.IV. TRIỆU CHỨNG HỌC1. Loét dạ dày
  3. 1061.1. Triệu chứng: đau là triệu chứng chính có nhiều tính chất.- Đau từng đợt mỗi đợt kéo dài 2 - 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau giatăng theo mùa nhất là vào mùa đông tạo nên tính chu kỳ của bệnh loét. Tuy nhiêncác biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị xảy ra trước loét có thể làm mất tínhchu kỳ này.- Đau liên hệ đến bữa ăn, sau ăn 30 phút - 2 giờ; thường đau nhiều sau bữa ăn trưavà tối hơn là bữa ăn sáng.- Đau kiểu quặn tức, đau đói hiếm hơn là đau kiểu rát bỏng. Đau được làm dịu bởithuốc kháng toan hoặc thức ăn, nhưng khi có viêm kèm theo thì không đỡ hoặc cóthể làm đau thêm.- Vị trí đau thường là vùng thượng vị. Nếu ổ loét nằm ở mặt sau thì có thể đau lan rasau lưng. Ngoài ra có thể đau ở bất kỳ chổ nào trên bụng. Một số trường hợp loét không có triệu chứng và được phát hiện khi có biếnchứng.1.2. Lâm sàng: nghèo nàn, có thể chỉ có điểm đau khi đang có đợt tiến triển, trongloét mặt trước có thể có dấu cảm ứng nhẹ vùng thượng vị. Trong đợt loét có thể sútcân nhẹ nhưng ra khỏi đợt đau sẽ trở lại bình thường.1.3. Xét nghiệm: Các xét nghiệm sinh hóa ít có giá trị trong chẩn đoán:- Lưu lượng dịch vị cơ bản thấp (BAO)- Lưu lượng sau kích thích (MAO) bình thường hoặc giảm trong loét loại 1. Trongloét loại 2 và 3 sự tiết dịch vị bình thường hoặc tăng. Trong loét dạ dày kèm vô toancần nghĩ đến ung thư.- Chụp phim dạ dày baryte và nhất là nội soi cho thấy có hình ảnh ổ loét thường nằmở hang vị, góc bờ cong nhỏ, đôi khi thấy ở thân dạ dày hay tiền môn vị.2. Loét tá tràng: xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhìn chung nó xảy ratrước 60 tuổi. Nam = 2 nữ và thường có yếu tố gia đình.2.1. Triệu chứng: đau là đặc trưng của loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày, vì ởđây không có viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng. Giữa các kì đau, thườngkhông có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2 - 4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp ba kỳ,hoặc đau vào đêm khuya 1 - 2 giờ sáng. Đau đói và đau kiểu quặn thắt nhiều hơn làđau kiểu nóng ran. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải (1/3 trườnghợp). Cũnng có 10% trường hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc dobiến chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng vẫn còn đau.2.2. Xét nghiệm: Trên 90% loét nằm ở mặt trước hoặc mặt sau của hành tá tràngcách môn vị 2 cm. Đôi khi 2 ổ loét đốí diện gọi là “Kissing ulcers”. Nội soi cho hìnhảnh loét tròn, là hay gặp nhất, loét không đều, loét dọc và loét hình mặt cắt khúc dồiý “salami” ít gặp hơn. Sự tiết acid dạ dày thường cao bất thường. Nội soi và phim baryte, cho thấy ổđọng thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở trên hai mặt hoặc hình ảnh hành tátràng bị biến dạng.Trong trường hợp loét mạn tính xơ hóa, hành tá tràng bị biếndạng nhiều, các nếp niêm mạc bị hội tụ về ổ loét làm môn vị bị co kéo, hoặc hành tátràng bị chia cắt thành 3 phần tạo thành hình cánh chuồn. Một hình ảnh biến dạngkhông đối xứng làm dãn nếp gấp đáy ngoài và teo nếp gấp đáy trong tạo thành túithừa Cole làm cho lổ môn vị bị đổ lệch tâm. Nội soi có thể nhận ra dễ dàng ổ loét do Ykhoaonline.com
  4. 107đáy màu xám sẩm được phủ một lớp fibrin, đôi khi được che đậy bởi các nếp niêmmạc bị sưng phù, các loét dọc khó phân biệt với một ổ loét đang lành sẹo, trongtrường hợp này bơm bleu de méthylene nó sẽ nhuộm fibrin có màu xanh. Định lượng acid và gastrin được chỉ định nếu nghi ngờ 1 sự tiết bất thường dou gastrin, một sự phì đại vùng hang vị, cường phó giáp hoặc suy thận.V. CHẨN ĐOÁN1. Chẩn đoán loét dạ dày: Đặt ra khi lâm sàng có cơn đau loét điển hình xác địnhbằng chụp phim dạ dày baryte và bằng nội soi. Điển hình là ổ đọng thuốc khi ổ loét ởbờ của dạ dày. Về nội soi dễ nhận ra miệng ổ loét đáy của nó phủ một lớp fibrin màutrắng xám, bờ đều hơi nhô lên do phù nề hoặc được bao quanh bởi các nếp niêmmạc hội tụ. Điều quan trọng là phải xác định bản chất của ổ loét bằng sinh thiết đểphân biệt với ung thư thể loét và loét ung thư hóa. 2. Chẩn đoán loét tá tràng: Gợi ý bằng cơn đau loét điển hình tá tràng, thường xãyra ở người trẻ tuổi, có nhóm máu O. Xác định bằng nội soi và phim baryte, cho thấyổ đọng thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở trên hai mặt hoặc hình ảnh hành tátràng bị biến dạng.Trong trường hợp loét mạn tính xơ hóa, hành tá tràng bị biếndạng nhiều, các nếp niêm mạc bị hội tụ về ổ loét làm môn vị bị co kéo, hoặc hành tátràng bị chia cắt thành 3 phần tạo thành hình cánh chuồn. Một hình ảnh biến dạngkhông đối xứng làm dãn nếp gấp đáy ngoài và teo nếp gấp đáy trong tạo thành túithừa Cole. Nội soi có thể nhận ra dễ dàng ổ loét do đáy màu xám sẩm được phủ mộtlớp fibrin.3. Chẩn đoán phân biệt3.1. Viêm dạ dày mạn: Đau vùng thượng vị mơ hồ, liên tục, không có tính chu kỳ,thường đau sau ăn, kèm chậm tiêu đầy bụng. Chẩn đoán dựa vào nội soi sinh tiết cóhình ảnh viêm dạ dày mạn với tẩm nhuận tế bào viêm đơn nhân, xơ teo tuyến tiết.3.2. Ung thư dạ dày: Thường xãy ra ở người lớn tuổi, đau không có tính chu kỳ,ngày càng gia tăng, không đáp ứng điều trị loét. Cần nội soi sinh thiết nhiều mảnhcho hình ảnh ung thư dạ dày.3.3. Viêm tuỵ mạn: Có tiền sử viêm tuỵ cấp nhất là uống rượu mạn, có thể kèm đichảy mạn và kém hấp thu. Đau thường lan ra sau lưng ở vùng tuỵ. Xét nghiệm menamylase máu thường tăng 2-3 lần. Siêu âm và chụp phim X quang thấy tuỵ xơ teo cósỏi, ống tuỵ dãn.3.4. Viêm đường mật túi mật mạn do sỏi: Tiền sử sỏi mật, lâm sàng có cơn đauquặn gan, nhiễm trùng và tắc mật. Chẩn đoán dựa vào siêu âm và chụp đường mậtngược dòng cho hình ảnh sỏi, túi mật xơ teo.VI. BIẾN CHỨNG Thường gặp là chảy máu, thủng, xơ teo gây hẹp, thủng bít hay tự do, loét sâukèm viêm quanh tạng, đặt biệt loét dạ dày lâu ngày có thể ung thư hóa.1. Chảy máu: thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu(17%) so với dạ dày (12%), người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứngchảy máu thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầutiên.
  5. 108Chẩn đoán dựa vào nội soi cần thực hiện sớm khi ra khỏi choáng. Tần suất tái phátlà 20%, tiên lượng tốt nếu chảy máu tự ngưng trong vòng 6 giờ đầu. Nguy cơ táiphát cao >50% nếu:+ Chảy máu từ tiểu động mạch tạo thành tia.+ Mạch máu thấy được ở nền ổ loét+ Chảy máu kéo dài >72 giờ.2. Thủng: loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thể gây thủng. Đây là biếnchứng thứ nhì sau chảy máu (6%), đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt trước hoặcbờ cong nhỏ thì thủng vào khoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào cơ quankế cận hoặc hậu cung mạc nối.- Triệu chứng: thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội kiểu dao đâm đó là dấu viêmphúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc. Chụp phim bụng không sửa soạn hoặc siêu âmcó liềm hơi dưới cơ hoành nhất là bên phải.3. Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận: thường là tụy, mạc nối nhỏ, đườngmật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang thường gặp là loét mặtsau hoặc loét bờ cong lớn. Các loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị,loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp, loét thủngvào đường mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc barytevào đường mật. Nếu rò dạ dày - đại tràng gây đi chảy phân sống và kém hấp thu,cần điều trị phẫu thuật.4. Hẹp môn vị: thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do loét dạ dàyhoặc tá tràng hoăc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày nằm gần môn vị, hẹpcó thể do viêm phù nề môn vị.- Triệu chứng: Nặng bụng sau ăn. Mữa ra thức ăn củ > 24 giờ. Dấu óc ách dạ dàylúc đói và dấu Bouveret. Gầy và dấu mất nước.- Chẩn đoán hẹp môn vị: bằng+ Thông dạ dày có dịch ứ >100ml.+ Phim baryte dạ dày còn tồn đọng baryte >6giờ.+ Phim nhấp nháy, chậm làm vơi dạ dày >6 giờ khi thức ăn có đánh dấu đồng vịphóng xạ Technium 99. + Xác định cơ năng hay thực thể bằng nghiệm pháp no muối kéo dài, sau 1/2 giờ và4 giờ: nếu sau 1/2 giờ >400ml, và sau 4giờ >300ml là thực thể, nếu 100ml là thực thể.5. Loét ung thư hóa: tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đếnung thư hóa nhiều hơn (30 %), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.VII. ĐIỀU TRỊ1. Điều trị nội khoa1.1. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi cả thể xác và nhất là tinh thần trong giaiđoạn có đợt đau loét. Trong giai loét tiến triển cần ăn chế độ ăn lỏng và thức ăn kiềmtính như cháo sửa, tránh các thức ăn kích thích cay nóng như tiêu ớt. Cử bia rượuvà nhất là thuốc lá vì làm chậm lành sẹo và dể gây loét tái phát. Thực tế hiện nay đãchứng minh thức ăn ít quan trọng chỉ cần ăn đều tránh nhịn đói gây tăng tiết acide. Ykhoaonline.com
  6. 109Ăn phụ ban đêm hoặc trước lúc đi ngủ gây tiết acide ban đêm, nên cần chống chỉđịnh. Thuốc lá đã được chứng minh có hại gây tăng tiết acide, chậm lành sẹo và làmtăng tái phát.- Tâm lý liệu pháp: cần giải thích để bệnh nhân yên tâm và hợp tác trong điều trị.Nếu bệnh nhân quá lo lắng có thể cho thêm an thần: Diazepam, Tétrazépam,Chlodiazepate1.2. Thuốc điều trị loét được chia làm các nhóm sau* Thuốc kháng toan: Bicarbonate natri và calci không được dùng nữa do tác dụngdội và làm tăng calci máu gây sỏi thận. Người ta thường dùng kết hợp hydroxydenhôm và magné để giảm tác dụng gây bón của nhôm và gây đi chảy của magné; tuynhiên chúng cũng tạo các muối phosphate không hòa tan lâu ngày gây mất phospho(tính chất nầy được khai thác để điều trị tăng phospho máu trong suy thận). Các biệtdược thường là Maalox, Gelox, Alusi, Mylanta có thêm Siméticon là chất chống sùibọt làm giảm hơi trong dạ dày, Trigel có phối hợp thêm chất làm giảm đau,Phosphalugel được trình bày dưới dạng gel nên có tính chất băng niêm mạc và giữlại trong dạ dày lâu hơn; liều dùng 3-4g/ngày.* Thuốc kháng tiết: là các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị qua nhiều cơ chế khácnhau do kháng thụ thể H2, kháng choline, kháng gastrine và kháng bơm proton củatế bào viền thành dạ dày.- Thuốc kháng choline: từ lâu là nền tảng của điều trị loét nó có tác dụng ức chế dâyX, giảm tiết trực tiếp do tác động trực tiếp lên tế bào viền và gián tiếp bằng hảm sảnxuất gastrin, sự tiết pepsine cũng bị giảm. Ức chế dây X còn làm giảm nhu động dạdày: giảm co thắt thân và hang vị làm giảm đau, làm chậm làm vơi thức ăn đặc. Hiệuquả tốt của kháng choline trên cơn đau đã được xác định, nhưng tác dụng trên sựlành sẹo thì còn bàn cải, thuốc cổ điển trong nhóm này là atropin ngày nay ít đượcdùng vì có nhiều tác dụng phụ với liều điều trị 1mg/ng, thường gây khô miệng, sìnhbụng, tiểu khó. Chống chỉ định trong tăng nhản áp, u xơ tiền liệt tuyến. Hiện naythuốc kháng choline có vòng 3, và pirenzépine chẹn thụ thể muscarine chọn lọc M1trên tế bào viền, nên không có tác dụng trên co thắt cơ trơn và sự tiết nước bọt nênđược chỉ định rộng rãi. Pirenzépine làm nhanh sự liền sẹo trong loét dạ dày và tátràng. Trong hội chứng Zollinger Ellison phối hợp pirenzépine và Kháng H2 rất cóhiệu qủa lên sự tiết acid hơn là dùng một mình kháng H2. Thuốc biệt dược làGastrozépine, Leblon.- Thuốc kháng H2: ức chế sự tiết acid không chỉ sau kích thích histamine mà cả saukích thích dây X, kích thích bằng gastrine và cả thử nghiệm bữa ăn.+ Thế hệ 2: Ranitidine (Raniplex, Azantac, Zantac, Histac, Lydin, Aciloc...) Viên150mg, 300mg, ống 50mg. Cấu trúc hơi khác với cimétidine do có 2 nhánh bên ở nhân imidazole nên liềutác dụng thấp hơn và ít tác dụng phụ hơn, tác dụng lại kéo dài hơn nên chỉ dùngngày 2 lần. Hiệu quả cao hơn cimétidine trong điều trị loét dạ dày tá tràng và nhất làtrong hội chứng Zollinger Ellison. Tác dụng phụ rất ít trên androgen nên không gâyliệt dương. Liều dùng 300mg/ng uống 2 lần sáng tối hoặc một lần vào buổi tối nhưcimétidine.
  7. 110+ Thế hệ 3: Famotidine (Pepcidine, Servipep, Pepcid, Quamatel, Pepdine). Viên20mg, 40mg; ống 20mg. Tác dụng mạnh và kéo dài hơn ranitidine nên chỉ dùng mộtviên 40mg 1 lần vào buổi tối. Các tác dụng phụ cũng tương tự như đối với Ranitidine.+ Thế hệ thứ 4: Nizacid (Nizatidine), viên dạng nang 150mg, 300mg, liều 300mguống 1 lần vào buổi tối. Tác dụng và hiệu quả tương tự như Famotidine.- Thuốc kháng bơm proton: là thụ thể cuối cùng của tế bào viền phụ trách sự tiếtacide chlorhydride, do đó thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chung và mạnh nhất.+ Omeprazol (Mopral, Lomac, Omez, Losec). Viên nang 20mg, 40mg; ống 40mg.Liều thường dùng 20mg uống 1 lần vào buổi tối. Thuốc tác dụng rất tốt, hiệu quảngay cả những trường hợp kháng H2. Hiệu quả lành sẹo đối loét tá tràng sau 2 tuầnlễ là 65%, Đối với loét dạ dày là 80 - 85%. Thuốc tác dụng rất nhanh sau 24 giờ ứcchế 80% lượng acide dịch vị. Liệu trình đối với loét tá tràng là 4 tuần, loét dạ dày là 6 tuần.Liều gấp đôi dành cho những người đáp ứng kém hoặc hội chứng Zollinger Ellison. Tác dụng phụ ở vài trường hợp như bón, nôn mữa, nhức đầu, chóng mặt, đôikhi có nổi mề đay và ngứa da. Ở người già có thể có lú lẩn, hoặc ảo giác, các triệuchứng này giảm khi ngừng thuốc. Về máu, có thể có giảm bạch cầu, tiểu cầu, vàhiếm hơn là thiếu máu huyết tán. Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú.+ Esomeprazole (Nexium): đồng phân của Omeprazole có thời gian bán huỷ lâu hơnvà có tác dụng ức chế tiết Acide và dịch vị tốt hơn. Viên 20mg, ngày x 2 viên.+ Lanzorprazol (Lanzor, Ogast) viên 30mg, liều 1 viên uống vào buổi tối. Tác dụng và chỉ định tương tự như Omeprazol.+ Pentoprazole (Inipomp) viên 20mg, 40mg. Liều 40mg/ng.+ Rabeprazole (Velox, Ramprazole) viên 20mg. Liều 40mg/ng.- Thuốc kháng Gastrin Proglumide (Milide) là thuốc đối kháng gastrin. Nó làm giảm tiết acide khi tiêmgastrin, nhưng không làm giảm khi tiêm histamin, được chỉ định trong điều trị loét cótăng gastrin máu và nhất là trong u gastrinome.* Thuốc bảo vệ niêm mạc- Carbénoxolone (Caved’ s, Biogastrone): là dẫn xuất tổng hợp của cam thảo, kinhnghiệm dân gian xưa đã dùng để điều trị loét dạ dày. Nó làm tăng sản xuất nhầy vàkéo dài tuổi thọ của tế bào niêm mạc, tác dụng kép này giống như PGE2, có thể dolàm chậm thoái hóa prostaglandine. Ngoài ra carbénoxolone làm ức chế họat độngcủa pepsine, nó cũng có tính chất kháng viêm. Carbénoxolone làm nhanh sự lành sẹo loét dạ dày và nhất là nó chứa trongnang tan chậm cũng hiệu quả trong loét tá tràng. Tuy nhiên xử dụng của nó còn hạnchế do tác dụng phụ giống như aldosterone: giữ muối và phù, hạ Kali máu, caohuyết áp. Do đó khi dùng cần theo dõi trọng lượng, huyết áp và điện giải đồ.- Bismuth (Peptobismol, Trymo, Dénol): trước đây các muối bismuth natri hấp thunhiều gây ra bệnh não do bismuth nên không còn được dùng trong điều trị. Hiện nay Ykhoaonline.com
  8. 111bismuth sous citrate (C.B.S) do không hấp thu và trong môi trường acide kết hợp vớiprotéine của mô hoại tử từ ổ loét, tạo thành một phức hợp làm acide và pepsinekhông thấm qua được. Ở súc vật thí nghiệm, nó cũng bảo vệ niêm mạc chống lại sựăn mòn của rượu và của aspirine. Trình bày: viên 120mg, ngày 4 viên chia 2 lần sáng tối trước ăn. Không nên dùng thuốc nước hoặc nhai vì thuốc làm đen răng và lợi.- Sucralfate (Ulcar, Kéal, venter, sulcrafar): là thuốc phối hợp giữa sulfate de sucrosevà một muối nhôm. Cũng như sous nitrate de bismuth trong dung dịch acide nó gắnvào bề mặt ổ loét mang điện tích (-) kết hợp với điện tích (+) của thuốc, làm thànhmột lớp đệm, giúp chống lại sự phân tán ngược của ion H+. Hơn nữa nó còn hấpphụ pepsine và muối mật, làm bất hoạt chúng, cho nên được dùng để điều trị viêmdạ dày do trào ngược dich mật. Trong điều trị loét dạ dày tá tràng, nó làm giảm đaunhanh và làm lành sẹo tương đương như Cimétidine. Mặc dù hấp thụ ít nhưng cũngkhông nên dùng trong trường hợp suy thận nặng, vì nó chứa nhiều aluminium. Ngoàira nó còn gây bón và do tính hấp phụ của nó làm ngăn chận hấp thu các thuốc nhưtetracycline, phénytoine.- Prostaglandine E2 (Cytotec, Minocytol) có nhiều cơ chế tác dụng: ức chế tiết acide,kích thích tiết nhầy, tăng tiết bicarbonate và làm tăng tưới máu cho lớp hạ niêm mạcdạ dày. Viên 200(; liều 400-600(. Tác dụng phu gây đi chảy* Thuốc diệt H.P: chủ yếu là các kháng sinh:- Nhóm (lactamine như Pénicilline, Ampicilline, Amoxicilline, các Céphalosporines.- Nhóm cycline: Tétracycline, Doxycycline.- Nhóm macrolides: Erythromycine, Roxithromycine, Azithromycine, Clarithromycine.- Nhóm Quinolone và nhóm imidazoles: Métronidazole, Tinidazole, Secnidazole...- Nhóm Bisthmus: Như trymo, denol, Peptobismol.2.3. Áp dụng điều trị* Loét dạ dày Trong trường hợp không tăng toan tăng tiết: thường chủ yếu chỉ dùng thuốcbảo vệ niêm mạc. Ví dụ: Ulcar gói 1g, ngày 3 gói, uống 30 phút -1 giờ trước ăn và 1gam trước khi đi ngủ, có thể dùng thêm an thần như Tranxène 5mg tối uống mộtviên. Nếu có nhiễm H.P thì áp dụng phát đồ điều trị hiện nay là phối hợp 3 thuốcdiệt H.P như sau: Bismuth + Tétracycline + Métronidazole hoặc Bismuth +Amoxicillin + Metronidazol. Tuy nhiên đã có một số trường hợp đề kháng vớiTétracycline và Metronidazole (40-50%), nên người ta thích phối hợp Bismuth +Clarithromycin + Tinidazole. Trong thời gian 6 - 8 tuần, tỉ lệ lành sẹo 80-85%. Trong trường hợp có tăng toan tăng tiết áp dụng phát đồ điều trị tương tự nhưloét tá tràng nhưng thời gian 6 - 8 tuần. Theo dõi điều trị: rất quan trọng trong điều trị loét dạ dày sau 3 - 4 tuần điều trịcần kiểm tra nội soi và sinh thiết, sau đó 3 tháng, rồi 6 tháng và hàng năm trong 5năm đầu. Cần sinh thiết nhiều mảnh trên nhiều vùng và nhiều vòng khác nhau (8 -12mẩu). Nếu có dị sản cần tích cực kiểm tra lại sau khi điều trị tích cực 3 tuần. Nếu cóloạn sản hoặc có hình ảnh ung thư cần phẫu thuật.
  9. 112* Loét tá tràng: đa số đều có tăng toan và tăng tiết nên thường áp dụng phát đồ phốihợp: 1 kháng tiết mạnh + 1 bảo vệ niêm mạc. Ví dụ: 1 kháng H2 mạnh như Ranitidin,Famotidine hoặc Oméprazole + Sucralfate, cụ thể là Ranitidine 300mg hoặcFamotidine 40mg uống chia 2 lần sau ăn hoặc một lần khi đi ngủ + Sucralfate 3guống 3 lần trước ăn 30 ph và 1gr trước lúc đi ngủ. Trong trường hợp có H.P, cho thêm thuốc diệt H.P như trong loét dạ dày, thờigian cho kháng sinh thường là 2 tuần. Kết quả một số phát đồ điều trị 3 thuốc nhưsau:- Bismuth (480mg/ng)+Tetracycline 1, 5g/ng (hay Amoxicillin)+Métronidazol (1,5g/ng) x 2 tuần lành bệnh là 85%. - Ranitidin (300mg/ng)+Amoxicillin (1, 5g/ng)+Metronidazol (1, 5g/ng) x 2 tuần,sau đó tiếp tục dùng Ranitidine thêm 2 tuần, tỉ lệ lành bệnh là 89%. - Oméprazol (40mg/ng) + Clarithromycine (0, 5g/ng) + Tinidazol (1, 5g/ng) x 1tuần, lành bệnh là 93, 2% hoặc Omeprazol (40mg/ng)+Clarithromycine (0,5g/ng)+Amoxicilline (1, 5g/ng) x 1tuần, lành bệnh là 90%. Trong một số vùng tỉ lệ đề kháng cao người ta đã áp dụng phát đồ 4 thuốcnhư sau: Bismuth+Tetracycline (hoặc Amoxicilline)+Metronidazol+ Omeprazole và cóthể rút ngắn thời gian điều trị xuống 2 tuần.3. Điều trị ngoại khoa3.1. Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày: với loét dạ dày sau khi điều trị tích cực 6 tuần mà ổloét không thay đổi hoặc trong trường hợp có loạn sản thì cần phẫu thuật cắt bỏ 2/3theo kiểu Bilroth hoặc Péan để loại trừ ổ loét cũng như loại bỏ vùng tiết gastrine vàacide. Trong loét tá tràng, phẫu thuật rất hạn chế, chỉ dùng cho loét bất trị. Các chỉđịnh phẫu thuật chung: là loét biến chứng chảy máu cấp nặng không cầm được bằngphương tiện nội khoa, loét gây biến chứng hẹp môn vị khít và thực thể, loét thủnghoặc loét xuyên thâu vào tụy gây viêm tụy cấp tái phát nhiều lần. Các biến chứng phẫu thuật bao gồm Hội chứng Dumping: thường xuất hiện nửa giờ sau khi ăn với đau thượng vị,buồn nôn, choáng váng, hồi hộp, vả mồ hôi, mệt lả do làm đầy tá tràng quá nhanh,do thức ăn ưu trương, cơ chế bệnh sinh phức tạp do nhiều nguyên nhân: - Giảm thể tích do cân bằng lại áp lực thẩm thấu ưu trương. - Phản xạ thực vật, giải phóng hormon vận mạch như serotonin, bradykinine,V.I.P., gây ra do căng dãn ruột. Cần phân biệt với hạ đường máu xảy ra chậm 1-2giờ sau ăn do tiết quá nhiều insulin vì hấp thu một lượng lớn đường. Điều trị chủ yếulà ăn đặc nhiều bữa nhỏ, ít đường và sửa, dùng pectine để làm chậm vơi dạ dày. Hội chứng quai tới: sau phẫu thuật do ứ đọng thúc ăn và nhất là mật trongquai tới làm viêm thường biểu hiện bằng đau và mữa ra mật. Suy dưỡng: do nhiều nguyên nhân: + Do cắt bỏ dạ dày quá nhiều gây thiếu dịch vị và ăn quá ít vì dạ dàyquá nhỏ. + Kém hấp thu thứ phát do thiếu mật, tụy. Ykhoaonline.com
  10. 113 + Lên men vi trùng trong quai tới và hổng tràng. Ngoài ra còn thiếu sắt,B12, Folate, loãng xương nhuyễn xương, dễ nhiễm trùng nhất là lao. Biến chứng xa là do trào ngược tá tràng dạ dày gây viêm miệng nối, rồi dị sảnvà loạn sản niêm mạc gây ra ung thư hóa thường 10-15 năm sau.3.2. Phẫu thuật cắt bỏ dây X Giúp loại bỏ pha đầu của sự tiết, làm giảm tiết ban đêm và làm giảm lượng tiếtacid do gastrine. * Cắt thân dạ dày: cắt đoạn vào bụng quanh thực quản, cũng có thể cắt bằngđường ngực. Phẫu thuật này thường gây ra rối loạn vận động cần bổ sung bằng nốivị tràng hoặc chỉnh hình môn vị để giúp làm vơi dạ dày. Các hậu quả có thể có sauphẫu thuật này là: - Hội chứnh Dumping và trào ngược mật tụy. - Đi chảy và rối loạn mật tụy do mất điều chỉnh thần kinh. - Bezoard do rối loạn làm vơi dạ dày và giảm tiết dịch vị.* Cắt dây X chọn lọc: chỉ cắt các sợi đi vào dạ dày thường kèm chỉnh hình môn vị.* Cắt dây X siêu chọn lọc: chỉ cắt nhánh dây X đi vào đáy vị và giữ lại nhánh Latạrjetđiều hành hang vị, nên bảo toàn được chức năng hang môn vị nên ít gây ra biếnchứng.3.3. Một số chỉ định đặc biệt- Trong loét môn vị + tăng toan: cắt dây X + ổ loét + xét nghiệm mô học.- Trong loét kép: cắt dây X + cắt hang vị.- Loét tái phát sau phẫu thuật: tùy theo cách phẫu thuật trước.+ Sau cắt dạ dày loét tái phát ở tá tràng hoặc hổng tràng.+ Sau cắt dây X, thường loét tái phát chỗ cũ.
  11. 114 VIÊM DẠ DÀYMục tiêu 1.Kể các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp và mạn. 2.Chẩn đoán được các thể viêm dạ dày cấp vaö mạn thường gặp. 3.Điều trị tốt một số thể bệnh viêm dạ dày thường gặp.Nội dungI. ĐẠI CƯƠNGViêm dạ dày là bệnh mà triệu chứng lâm sàng có khi rầm rộ nhưng có khi rất nhẹnhàng, âm thầm. Chẩn đoán cần có nội soi và sinh thiết. Điều trị có khi đơn giảnnhưng có khi còn nhiều khó khăn.Người ta chia viêm dạ dày làm 2 thể: Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn. Chẩnđoán phân biệt tùy thuộc vào nguyên nhân, đặc điểm tổ chức học và sự phân bố vềgiải phẫu của viêm dạ dày.II. VIÊM DẠ DÀY CẤP1. Nguyên nhân- Rượu: Gây viêm dạ dày cấp đôi khi gây chảy máu, được gọi là viêm dạ dày do ănmòn. Thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong một thời gian ngắn.- Thuốc kháng viêm không steroides (NSAIDs), Aspirin.- Stress- Uống phải chất ăn mòn (thường là chất kiềm)- Virus: CMV, Herpes.- Vi khuẩn: Liên cầu alpha tan máu, Clostridium septicum- Tăng ure máu- Phóng xạ.2. Các thể viêm dạ dày2.1. Viêm dạ dày chảy máu hay viêm dạ dày ăn mòn Là nguyên nhân hay gặp của chảy máu tiêu hóa cao nhưng ít khi nặng. Sự ănmòn đôi khi hoàn toàn âm thầm. Nội soi cho thấy ăn mòn nhiều ổ, có thể lan đếntoàn bộ niêm mạc dạ dày hoặc chỉ khu trú ở thân, hang vị hay phình vị dạ dày. Niêmmạc trở nên đỏ rực như bị cháy rán nhưng có khi gần như bình thường. Về mô học, sự ăn mòn chỉ phá hủy đến lớp niêm mạc, không lan đến lớp cơniêm do đó không ảnh hưởng đến các lớp mạch máu dưới niêm mạc. Các thươngtổn thường hồi phục hoàn toàn. Đây là đặc trưng của loại viêm này. Bất kể lúc nào,người ta có thể tìm thấy những ổ bị ăn mòn có những biểu hiện ở những giai đoạntiến triển hay hồi phục khác nhau. Có thể gặp thương tổn ở nền phẳng hay ở nếpgấp niêm mạc. Giữa các ổ ăn mòn là vùng mất biểu mô và thoát quản từng ổ hay lanrộng vaò lớp hạ niêm mạc (Lamina propria). Sự ăn mòn có thể phát triển trên niêmmạc trông có vẻ bình thường về mặt mô học hoặc trên nhữngniêm mạc có biển hiệncác giai đoạn viêm của dạ dày. Nếu tiến triển kéo dài, sự ăn mòn có thể lan đến lớphạ niêm mạc tạo nên loét cấp khi đó chảy máu trở nên trầm trọng hơn. Ykhoaonline.com
  12. 115- Nguyên nhân hay gặp là do dùng thuốc kháng viêm không Steroide. Đặc biệt làAspirin: Ở môi trường acide dịch vị Aspirin không ion hóa dễ được hấp thụ bằng sựkhuếch tán thụ động. Vào môi trường trung tính của biểu mô niêm mạc dạ dàyAspirin biến thành dạng acide ion hóa, phá hủy tế bào và tạo cửa mở cho hiện tượngloét do acide. Khi được dùng kèm với Bicarbonate Natri, Aspirin không gây tổnthương niêm mạc dạ dày vì không bị ion hóa, và do đó không được hấp thụ ở dạdày. Khi Aspirin được bọc bởi một nang, nó sẽ đi qua khỏi dạ dày và được hấp thụ ởruột non. Ngoài ra Aspirin và các AINS khác còn ngăn cản tổng hợp Prostaglandine(là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như kích thích tiết acide và pepsin dạ dày)vì vậy làm thương tổn niêm mạc dạ dày. Phenylbutazol và Indomethacine là 2 thuốcdễ gây viêm dạ dày nhất.- Rượu cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp chảy máu nhất là khi uống mộtlần nhiều trong thời gian ngắn, mà trước đây không uống.- Tăng áp tĩnh mạch cửa cũng là một yếu tố làm dễ cho chảy máu dạ dày.- Các stress thứ phát nghiêm trọng như bỏng, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật,sốc, suy hô hấp, suy thận, suy gan cũng thường gây viêm hay loét cấp. Bệnh nguyêntrong các trường hợp này chưa được hiểu rõ hết có lẻ do thay đổi lượng máu đếnniêm mạc dạ dày dẫn đến hoại tử nhỏ ở niêm mạc.Lâm sàngBệnh nhân có thể khó chịu nhẹ ở vùng thượng vị, chậm tiêu, sình bụng ngay sau ăn,ợ hơi, buồn nôn, nôn máu kèm đi cầu phân đen.Đôi khi không có triệu chứng. Chẩnđoán tốt nhất nhờ soi dạ dày ngay lúc có chảy máu vì nếu không các thương tổn cóthể lành và biến mất. X quang với kỷ thuật đối quang kép có thể phát hiện được cácvết ăn mòn cạn này.2.2. Viêm dạ dày cấp phối hợp với H. PYLORI: Khởi đầu của nhiễm H.P có thể làhậu quả của dạ dày dã có tăng tiết acide sẳn và kéo dài hơn 1 năm. Bệnh nhân thấykhó chịu nhẹ vùng thượng vị. Có nhiều đặc điểm dịch tễ học của viêm dạ dày cấp cóthể quy cho H.P nhưng đặc điểm nội soi và mô học thì không thấy rõ. Nhiễm H.P cấplà tiền đề cho viêm dạ dày mạn hoạt động.III. VIÊM DẠ DÀY MẠN1. Xếp loại- Viêm dạ dày mạn do hoá chất: Trào ngược dịch mật, dịch kiềm từ ruột, Cấc thuốckháng viêm non-steroides.- Viêm dạ dày đặc hiệu: viêm dạ dày tăng Eosine(u haüt tăng bạch cầu ưa acide,viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ưa acide)- Viêm dạ dày u hạt: Crohn, lao, Histoplasma, giang mai, sarcoidose, dị vật, nhiễ mký sinh trùng, vô căn.- Bệnh dạ dày phì đại: bệnh Ménétrier, giả lymphoma dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison.- Bệnh dạ dày sung huyết (tăng áp cửa): không phải viêm dạ dày thật sự- Viêm dạ dày không đặc hiệu:+ Nhóm không ăn mòn: (viêm dạ dày tự miễn type A, viêm dạ dày do môi trườngtype B, viêm dạ dày mạn có liên quan đến HP).
  13. 116+ Nhóm ăn mòn:viêm dạ dày lympho, viêm dạ dày dạng thuỷ đậu.Các tế bào viêm xâm nhập chủ yếu là limpho và tương bào, một ít bạch cầu đa nhânvà bạch cầu ưa acide. Thương tổn ở lớp nông của vùng tuyến tiết của niêm mạc dạdày có thể lan xuống sâu, gây dị sản, giảm sản và teo tế bào.2. Các thể viêm dạ dày mạnNgười ta chia làm hai loại viêm dạ dày mạn chính, ngoài ra còn có các biểu hiện bấtthường khác ở dạ dày hoặc do tổn thương thứ phát hoặc không do viêm. mạn tính.2.1.Viêm dạ dày mạn type AViêm vùng thân và đáy dạ dày, có yếu tố tự miễn. Bao gồm viêm dạ dày nông, viêmdạ dày dạng teo và teo dạ dày. Viêm dạ dày này thường kèm thiếu máu ác tính. Sựxuất hiện kháng thể kháng tế bào thành và kháng yếu tố nội gợi ý cho yếu tố bệnhsinh của cơ chế tự miễn. Loai này gặp khoảng 20% ở người trên 60 tuổi. Triệuchứng ngèo nàn, viêm dạng teo kèm vô toan, thiếu máu và nguy cơ ung thư dạ dày.Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết.2.2. Viêm dạ dày mạn type B: (Viêm dạ dày vùng hang vị, Viêm dạ dày do H.P chiếm80%).Viêm hay xảy ra ở vùng hang vị, gặp đa số ở người trẻ. H.P cố định trên các phứchợp nối kết làm vỡ các cầu nối liên bào và tiết dày đặc các chất nhầy trung tính. Cáctế bào bị bong ra để lộ lớp dưới niêm mạc. Đồng thời proteáse của vi khuẩn H.P làmgia tăng sự khuếch tán các ion H+ gây phá vỡ glycoprotein làm giảm tính nhầy trênlớp niêm mạc. Trong thể này, nồng độ Gastrin huyết tương lúc đói cao không thườngxuyên, có khi bình thường. Loại viêm dạ dày này có thể dẫn đến viêm teo dạ dàyhoặc teo hẳn dạ dày, nang bạch huyết dạ dày, u limpho tế bào B dạ dày (MALT).Dịch vị có cung lượng acide thấp sẽ dẫn đến nhiễm trùng và nguy cơ ung thư nhất làkhi được điều trị với các thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton H+.Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết, test nhanh urease thực hiện trên các mãnhsinh thiết niêm mạc dạ dày hoặc test thở urê và xét nghiệm tìm kháng thể kháng H.Ptrong máu (ELISA) hay cấy tìm HP.Lâm sàng chỉ có triệu chứng khó chịu vùng thượng vị, ăn khó tiêu.Sự phân loại trên có khi không phải hoàn toàn rõ ràng, người ta còn phân type ABđể chỉ thương tổn liên quan cả thân và hang vị dạ dày.2.3.Viêm dạ dày do trào ngược: thường do trào ngược dịch mật từ tá tràng vào dạdày gây viêm ống tuyến môn vị, viêm vùng tiền môn vị. Lâm sàng triệu chứng ít rầmrộ, Bệnh có thể kết hợp với loét dạ dày.2.4. Bệnh dạ daöy tăng áp cửa: (bệnh dạ dày xung huyết)Thật sự không phải là một phản ứng viêm, vì không tìm thấy sự thâm nhiễm các tếbaöo viêm ở lớp niêm mạc cũng như lớp hạ niêm của dạ dày. Đây chỉ là một biếnchứng, hậu quả của bệnh lý tăng áp cửa hay do xơ gan. Những trường hợp làm triệtđể tĩnh mạch trướng thực quản qua nội soi, thường dẫn đến xung huyết dạ dày phảnứng sau đó.Qua nội soi, chúng ta có thể thấy niêm mạc dạ dày dày lên, đỏ, xuất huyết thànhtừng đám nhỏ trong niêm mạc, tạo thành mạng lưới hay dạng khảm.IV. ĐIỀU TRỊ Ykhoaonline.com
  14. 1171. Đại cương điều trịViêm dạ dày là tên gọi chung cho các bệnh lý dạ dày do tổn thương niêm mạc dạdày đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Một cách phân loại được các nhà lâm sàng vàgiải phẫu bệnh thường dùng dó là dựa vào các tổn thương được gọi tên theo cácđặc điểm về mô bệnh học, vi khuẩn và vị trí tổn thương của dạ dày.Vì vậy, cách điềutrị cụ thể hơn và khá chính xác hơn.Mục đích điều trị là bảo vệ tế bào, hồi phục sự tiết acide trở lại bình thường, loại bỏnguyên nhân, hạn chế biến đỏi làm teo niêm mạc dạ dày góp phần ngăn ngừa ungthư.2. Điều trị viêm dạ dày cấp.2.1. Viêm dạ dày do ăn mòn2.1.1. Viêm dạ dày do rượu và thuốc kháng viêmĐây là nguyên nhân hay gặp do uống rượu cấp một lượng lớn, do dùng thuốc khángviêm không corticoides và cả corticoides. Tổn thương nhiều chổ dưới dạng các vếtniêm mạc bị ăn mòn, chảy máu.Điều trị bao gồm- Chấm dứt nguyên nhân càng sớm càng tốt.- Đảm bảo thể tích tuần hoàn có hiệu quả băng dịch truyền, nhịn ăn và nuôi dưỡngbằng đường ngoài miệng.- Rửa dạ dày để cầm máu bằng cách dùng nước muối đẳng trương lạnh hòaAdrenalin.- Thuốc kháng tiết: Cimetidine hoặc Ranitidine, hoặc Omeprazole tiêm tĩnh mạch.- Thuốc trung hòa Acide.- Thuốc băng niêm mạc: có thể dùng Sucralfate dạng gel, hoặc Misoprostol (cytotec600μg - 800μg /ng.- Truyền các chất gây co mạch như Vasopressine hoặc Sandostatin khi chảy máunặng.- Cầm máu bằng laser, nhiệt hoặc quang đông.- Điều trị dự phòng cho các trường hợp phải dùng thuốc kháng viêm: Dùng khángH2 hoặc ức chế bơm proton H+.2.1.2. Viêm dạ dày do hóa chấtTác nhân gây viêm có thể là các kiềm mạnh như KCl, hoặc sắt, hoặc Cocaine. Điềutrị trong các trường hợp này là ;- Giảm đau, nhịn ăn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.- Hồi sức tim mạch, hô hấp.- Nếu có viêm xơ gây hẹp thì có chỉ định phẫu thuật nối dạ dày ruột.2.1.3.Viêm dạ dày do chấn thương thực thểSau đặt ống thông dạ dày, sau điều trị cầm máu dạ dày bằng nọi soi, bằng laser,nhiệt đông.Điều trị bằng nhịn ăn, truyền dịch, băng niêm mạc dạ dày và kháng tiết.
  15. 1182.1.4.Viêm dạ dày do xạ trịViêm hang vị, tiền môn vị. Tổn thương có thẻ sâu làm thủng, chảy máu hoặc hẹp.Điều trị bằng các thuốc băng niêm mạc, kháng tiết và ngưng xạ trị.2.1.5. Viêm dạ dày do thiếu máu Là biểu hiện của bệnh toàn thân như trong bệnh Scholein- Henoch, nhiễmCytomegalovirus.Điều trị bằng thuốc băng niêm mạc và kháng tiết, thuốc diệt virus.2.1.6. Bệnh dạ dày xung huyếtGặp trong tăng áp tĩnh mạch cửa của bệnh xơ gan.Điều trị chủ yếu bằng thuốc chẹn β giao cảm như Propanolol, hoặc Nadrolol 60mg-80 mg/ng sao cho mạch còn 3/4 so với trước khi dùng phối hợp với kháng tiết acide.2.1.7. Viêm dạ dày do nhiễm trùngNguyên nhân thường gặp là lao, CMV, Candida Albican, Histoplasmosis, bệnhCrohn. Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng nấm, thuốc diệt virus. Trong trườnghợp nặng thì có thể phẫu thuật.2.2.Viêm dạ dày cấp không do ăn mòn phối hợp nhiễm Helicobacter pylorii (HP) cấphoặc mạn. Điều trị thuốc diệt HP gồm Omeprazo(40mg/ng) phối hợp Amoxicillin (1, 5g/ng), Clarytromycine(500mg/ng) trong 7- 10 ngày.Có thể kèm thuốc băng niêm mạcnhư Bismuth.3. Điều trị viêm dạ dày mạn3.1.Viêm dạ dày mạn không do ăn mòn3.1.1.Viêm dạ dày mạn type AĐây là viêm dạ dày ở vùng thân, thường là viêm teo niêm mạc, liên quan đến thiếumáu ác tính, do hiện diẹn trong máu các kháng thể kháng tế bào thành, kháng thểkháng yếu tố nội, thường phối hợp với các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáptự miễn, suy thượng thận, xơ đường mật tiên phát.Điều trị: chưa có điều trị đặc hiệu: thường dùng các thuốc trung hòa acide, vitaminC, sắt, vitamin B12, corticoides. Cần theo dõi diễn tiến dẫn đến ung thư dạ dày.3.1.2.Viêm dạ dày mạn type BTổn thương ở vùng hang vị dạ dày gặp trong 80% trường hợp và rất quan trọng, nócòn được gọi là viêm dạ dày do HP.Điều trị kháng tiết phối hợp kháng sinh diệt HP.3.1.3.Viêm dạ dày type ABViêm dạ dày phối hợp Tổn thương cả hang vị và thân dạ dày.Điều trị bao gồm thuốc kháng tiết, kháng sinh, băng niêm mạc, Vitamin B12, sắt đểcải thiện tình trạng thiếu máu.3.1.4..Viêm dạ dày do trào ngượcViêm dạ dày vùng môn vị gặp sau cắt 2/3 dạ dày.Điều trị bao gồm thuốc thay đổithành phần dịch mật như Cholestyramin phối hớp sucralfate và Cizapride hoặcMetoclopropramide để làm đẩy nhanh thức ăn ra khỏi dạ dày. Ykhoaonline.com
  16. 1193.1.5.Viêm dạ dày phì đại: (bệnh Ménétrier)Còn gọi là viêm dạ dày lympho, tổn thương lan rộng cả dạ dày chủ yếu ở bờ conglớn.Điều trị bằng kháng Cholin, kháng tiết, Tranexamic acide (Frenolyse), corticoides vàOrtreotide kèm kháng sinh nếu có thêm nhiễm HP, hoặc kèm thuốc diệt virus nếu cónhiễm CMV.Trường hợp nặng, có thể phải cắt dạ dày toàn phần.3.2.Viêm dạ dày mạn do ăn mòn: Ít gặp, Tổn thương niêm mạc dạ dày dạng thuỷđậu với các nốït nhỏ có ăn mòn ở trung tâm gặp ở vùng hang và thân dạ dày, còngọi là viêm dạ dày dạng lympho. Bệnh này có tăng IgE trong máu gợi ý cho nguyênnhân miễn dịch. Bệnh đáp ứng với Cromoglycate 80- 160mg/ng.3.3.Viêm dạ dày thể giả u lympho: Thường phối hợp tổn thương loét. Bệnh thườnglành tính, có lẻ là một phản ứng viêm đặc ứng hoạc có thể làì MALT (mucousAssociated limphome Tissuse) trong trường hợp nhiễm HP.Điều trị: Nếu có bằng nhứng có HP thì phải diệt tận gốc bằng kháng tiết, kháng sinh3.4.Viêm dạ dày ái toan: Hiếm gặp.Do các hạt bạch cấu ái toan tạo thành các polypenhỏ ở vùng hang vị còn được gọi là u tế bào quanh mao mạch.Điều trị bằng Prednisolone là thuốc chọn lọc liều 10-15mg/ng, các tổn thương sẽthoái triển sau và ba ngày.
  17. 120 VIÊM ĐƯỜNG MẬT - TÚI MẬT CẤPMục tiêu1. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của các loại sỏi mật.2. Nêu được các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm đường mật túi mậtcâpú3. Trình bày được các biến chứng cấp và mạn của viêm đường mật túi mật cấp.4. Trình bày được các phương tiện điều trị nội khoa viêm đường mật- túi mật cấpNội dungI. ĐẠI CƯƠNGViêm đường mật túi mật cấp (VĐMTMC) là một cấp cứu nội - ngoại khoa thườnggặp, có thể có biến chứng nặng thậm chí tử vong nếu không được chẩn đoán vàđiều trị kịp thời. VĐMTMC ở nước ta có các đặc điểm dịch tễ học và cơ chế bệnhsinh khác với các nước Âu Mỹ. Việc điều trị và theo dõi đòi hỏi sự phối hợp nội -ngoại khoa.II. DỊCH TỄ HỌCVĐMTMC ở nước ta chủ yếu là do giun hoặc sỏi mật, trong đó 95% là sỏi đườngmật lớn. Sỏi mật là bệnh đứng hàng thứ hai trong các bệnh gan mật ở nước ta saucác bệnh viêm gan.Sỏi mật ở các nước Âu Mỹ thì chủ yếu là sỏi túi mật (90%) mà thành phần chủ yếulà sỏi Cholesterol. Ở Pháp, tỷ sỏi mật ở người lớn khoảng 10-15%. Ở Tây Âu vàNam Mỹ tỷ lệ này là 10-30%. Ở Nhật Bản sỏi mật chiếm tỷ lệ 5%, chủ yếu là sỏi sắctố mật.III. BỆNH NGUYÊN1. Viêm đường mật túi mật cấp không do sỏi1.1. Giun chui ống mật.1.2. Nhiễm khuẩn huyết: thường do E. Coli, thương hàn.1.3. Chèn ép đường mật: do các khối U đường mật, u đầu tụy, hạch chèn ép.1.4. Thủ thuật thăm dò đường mật: Nội soi đường mật, cắt cơ vòng Oddi.2. Viêm đường mật túi mật cấp do sỏi: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật.IV. CƠ CHẾ SINH BỆNH1. Cơ chế tạo sỏi CholesterolBình thường, tế bào gan tổng hợp các axit mật và bài tiết cholesterol với tỷ lệ 1 gamcho một lít mật. Cholesterol hòa tan trong môi trường muối mật tạo thành một dungdịch. Lecithin cũng là một thành phần của muối mật giúp cho sự hòa tan củaCholesterol.Thông thường, tỷ lệ muối mật/ cholesterol (SB/C)> 10, tỷ lệ Phospholipid/Cholesterol (L/C)> 3; khi các tỷ lệ này thay đổi: SB/C giảm, L/C giảm thì có hiệntượng bão hòa cholesterol tạo sỏi.Sự bão hòa cholesterol là tiền đề cho sự kết tủa cholesterol tạo sỏi và thường gặptrong các trường hợp sau: Ykhoaonline.com
  18. 121Giảm bài tiết muối mật: - Giảm hấp thu ở ruột: bệnh Crohn, cắt đoạn ruột. - Béo phì: bài tiết muối mật có tăng nhưng không tăng bằng bài tiết cholesterol. - Tuổi cao, dùng nhiều Oestrogen. Tăng bài tiết cholesterol. - Chế độ ăn giàu calo - Oestregen, Clofibrate làm tăng tổng hợp cholesterol. Vai trò của túi mật: - Tái hấp thu nước do đó làm cho Cholesterol dễ kết tủa hơn. - Tiết ra mucus làm cho Cholesterol vàmuối mật dễ kết tủa hơn.2. Cơ chế tạo sỏi sắc tố mật: có hai tác nhân đáng lưu ý2.1. Nhiễm trùng: Các vi khuẩn, chủ yếu do giun mang theo khi chui vào đường mật,gây viêm nhiễm làm đường mật giãn, nhu động kém và ứ đọng mật. Thành ống mậtphù nề và niêm mạc có thể bị bong ra. Đặc biệt các men vi khuẩn (Glucuronidase) sẽbiến Bilirubin thành Bilirubinat dễ kết tủa. Những yếu tố trên lúc đầu tạo trong đườngmật một chất gọi là bùn mật, về sau kết dần thành sỏi mật.2.2. Ký sinh trùng: Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng như các quan sát khi mổ sỏimật cho thấy giun đũa và trứng giun đũa làm nhân cho việc tạo sỏi. Thường phốihợp với cơ chế nhiễm trùng.V. LÂM SÀNG1. Sỏi túi mật1.1. Sỏi túi mật không có triệu chứng: chiếm phần lớn trường hợp, tỷ lệ gây cơn đauquặn gan và biến chứng hàng năm chỉ có 2%.1.2. Cơn đau quặn gan1.2.1. Cơ năng: Đau ở hạ sườn phải lan ra sau lưng hoặc bả vai. Đau đột ngột dữdộingay từ đầu hoặc tăng dần, thường đau liên tục với các cơn kịch phát. Đau tăng khithở sâu.Nôn ra thức ăn, dịch mật, co khi nôn ra giun. Đau thường kéo dài từ 15' đến3 giờ.1.2.2. Thực thể - Giai đoạn sớm triệu chứng thường nghèo nàn: bụng mềm, điểm đau vùng túi mật, gan và túi mật không có hội chứng nhiễm trùng hoặc tắcmật. - Giai đoạn muộn sau 6 giờ: hội chứng nhiễm trùng rõ, ở người già hoặc cơ địa xấu có thể có hội chứng nhiễm độc. Túi mật lớn và đau, hạ sườn phải đau và đề kháng, phản ứng thành bụng nếu có thấm mật phúc mạc. Có thể có hội chứng vàng da, xuất huyết,2. Sỏi đường mậtKhi có viêm đường mật thường có 3 nhóm hội chứng chính:2.1. Triệu chứng do tổn thương gan mật: với cơn đau quặn gan như trên.2.2. Hội chứng nhiễm trùng: Sốt xảy ra đồng thời hoặc vài giờ sau đau: Sốt cao, rétrun, có thể có biểu hiện nhiễm độc nặng.
  19. 1222.3. Hội chứng tắc mật: tùy thuộc vị trí, kích thước và độ thấm của viên sỏi. Có thểnhẹ thoáng qua, có khi rõ với nước tiểu vàng đậm, kết mạc mắt và da vàng; ít gặphơn là phân bạc màu, ngứa. Vàng da thường xuất hiện 1-2 ngày sau triệu chứngđau và sốt.Đau, sốt, vàng da làm thành tam chứng Charcot đặc trưng cho sỏi đường mật.VI. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG1. Xét nghiệm sinh học1.1. Công thức máu: bạch cầu tăng chủ yếu đa nhân trung tính.1.2. Cấy máu: khi chưa dùng kháng sinh, thường gặp là E. Coli.1.3. Xét nghiệm dịch mật: hút dịch mật bằng thông tá tràng hoặc bằng nội soi: cấy vikhuẩn, tìm trứng giun, sán lá gan.1.4. Bilirubin máu: tăng trong tắc mật, chủ yếu loại trực tiếp.1.5. Nước tiểu: sắc tố mật, muối mật tăng, urobilinogen (-) khi tắc mật hoàn toàn.1.6. Transaminase, Phosphatase kiềm, gamma GT trong máu tăng khi tắc mật kéodài.1.7. Phức hợp Prothrombin giảm, nghiệm pháp Kohler dương tính.2. Chẩn đoán hình ảnh.2.1. Chụp bụng không sửa soạn: thường ít thấy sỏi.2.2. Siêu âm bụng: rất có giá trị dễ sử dụng. Có thể thấy hình ảnh trực tiếo của sỏi(tăng âm mạnh, có bóng lưng) hoặc hình ảnh gián tiếp qua hiện tượng giản cácđường mật.2.3. Chụp cắt lớp tỷ trọng: chính xác hơn đối với sỏi đường mật nhưng đắt tiền.2.4. Chụp đường mật: Thường được chỉ định là chụp đường mật ngược dòng cóbơm thuốc cản quang, có thể kết hợp với cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi, có giá trị chẩnđoán và điều trị cao.Chụp đường mật qua da: chỉ tiến hành khi có chỉ định phẫu thuật.VII. CHẨN ĐOÁN1. Chẩn đoán xác định- Đau hạ sườn phải kèm sốt, vàng da vàng mắt.- Siêu âm bụng hoặc chụp đường mật cản quang.2. Chẩn đoán phân biệt2.1. Đau hạ sườn phải cần phân biệt với2.1.1.Viêm tụy cấp: Đau liên tục, có các điểm đau tụy, Amylase máu tăng, siêu âmbụng: Tụy lớn, phù nề, các ổ đọng dịch, có thể phối hợp với viêm đường mật - túimật do giun, sỏi2.1.2. Áp xe gan amipSốt trướckhi đau, gan to và đau, điểm đau khi trú vùng gan, thường không có vàngda vàng mắt. Chẩn đoán dựa vào siêu âm và ELISA tìm kháng thể amip2.1.3. Loét dạ dày tá tràng Ykhoaonline.com
  20. 123Không sốt, không vàng da, đau có tính chu kỳ, giảm đau sau ăn nhẹ hoặc uốngkháng toan. Chẩn đoán bằng nội soi dạ dày tá tràng.2.1.4. Rối loạn vận động túi mậtDễ nhầm với sỏi mật thể không vàng da, thường gặp ở phụ nữ, không sốt, khôngvàng da, giảm đau tự nhiên. Siêu âm không có giun hoặc sỏi2.2. Vàng da cần phân biệt với2.2.1.Viêm ganCó trường hợp đau nhiều dễ nhầm vởi sỏi mật. Vàng da thì hết sốt. Bilirubin giántiếp tăng cao, ALAT và ASAT tăng rất cao. Siêu âm giúp phân biệt.2.2.2.U đầu tụy: Tắc mật từ từ ngày càng tăng, thường không đau, không sốt. Chẩnđoán bằng siêu âm bụng và nhất là CT ScanVIII. BIẾN CHỨNG1. Biến chứng cấp tính1.1. Biến chứng ở gan và đường mật1.1.1. Thẩm mật phúc mạc: Tắc mật làm túi mật căng to và giãn mỏng, các đườngmật cũng căng to làm mật thấm ra ngoài, vào ổ bụng. Bệnh nhân đau nhiều hơn vàlan ra toàn bụng. Khám bụng có phản ứng thành bụng, nhất là hạ sườn phải.1.1.2. Viêm hoại tử túi mật hoặc ống mật chủ: Thành túi mật và ống mật chủ có thểbị viêm dày, trên đó có những chỗ bị hoại tử. Những chỗ có thể được mạc nối hoặccác tạng xung quanh tới dính bít lại hoặc bục vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, gặp ởtúi mật nhiều hơn ở ống mật chủ, lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độcnặng, bụng ngoại khoa. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp cắt lớp tỷ trọng.1.1.3. Áp xe đường mật: nhiễm trùng và tắc mật nặng, gan lớn và đau. Siêu âm pháthiện các ổ áp xe trong gan.1.1.4. Chảy máu đường mật: Do áp xe hoại tử nhu mô gan làm một nhánh của độnghay tĩnh mạch trong gan thông với đường mật hoặc do viêm túi mật chảy máy.Thường hội chứng tắc mật nhẹ hoặc không rõ. bệnh nhân thấy mệt mỏi, choángváng, hoa mắt, sau đó đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu, trường hợp điển hình trongchất nôn có các cục máu đông hình thỏi bút chì. Chảy máu đường mật thường daidẳng và dễ tái phát.1.2. Biến chứng toàn thân và ở các cơ quan khác1.2.1. Nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng: Thường do vi khuẩn Gram âm. Sốtcao kèm rét run, mạch nhanh huyết áp tụy và kẹp, tay chân lạnh, nổi vân tím, nướctiểu giảm. Cấy máu thương dương tính. Tiên lượng nặng.1.2.2. Hội chứng gan thận với tiểu ít, vô niệu. Urê máu tăng nhanh.1.2.3. Viêm tụy cấp: Đau liên tục, nôn nhiều, các điểm tụy đau, Amylase máu tăng.Siêu âm hoặc chụp cắt lớp tỷ trọng thấy tổn thương tụy.2. Các biến chứng mạn tính2.1. Xơ gan: do ứ mật và viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần. Chức năng gangiảm dẫn và cuối cùng đi tới xơ gan do ứ mật.

Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa (3)

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

EXAM.05: Bộ 300+ Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022

304 tài liệu

921 lượt tải

  • Hóa học 10 nâng cao - Thiết kế bài giảng Tập 2155 p | 415| 152
  • Chương 2: Nguyên lý II của nhiệt động học chiều và giới hạn tự diễn biến của quá trình0 p | 770| 143
  • CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TIỂU HỌC32 p | 586| 95
  • Giáo án sinh học lớp 12 chương trình nâng cao Bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH13 p | 551| 53
  • Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 27 LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV 7 p | 350| 47
  • Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 46 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 6 5 p | 488| 46
  • Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 24. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG.0 p | 499| 42
  • Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 8 (tiết 12, 13) LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 6 p | 322| 33
  • Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 14 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2 10 p | 390| 32
  • Vật lý 11 chương trình nâng cao: 16. BÀI TẬP PIN VÀ ACQUY 0 p | 210| 24
  • Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 831 p | 1046| 19
  • Giáo án Âm nhạc lớp 6 : Tên bài dạy : ÔN TẬP BÀI HÁT TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ 10 p | 218| 13
  • Giáo án hóa học 8_Tiết: 46 7 p | 120| 11
  • Vật lý 11 chương trình nâng cao: 1. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 0 p | 193| 10
  • Giáo án Tin Học 8: Bài 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU 7 p | 152| 7
  • Vật lý 11 chương trình nâng cao: 15. PIN VÀ ACQUY0 p | 177| 7
  • ÔN TẬP CHƯƠNG III.( 2 Tiết) 7 p | 76| 3

THÔNG TIN

  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động

TRỢ GIÚP

  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo

Theo dõi chúng tôi

Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa (74)

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa (76)

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Bài giảng Chương 2: Tiêu hóa (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Kimberely Baumbach CPA

Last Updated:

Views: 6248

Rating: 4 / 5 (61 voted)

Reviews: 84% of readers found this page helpful

Author information

Name: Kimberely Baumbach CPA

Birthday: 1996-01-14

Address: 8381 Boyce Course, Imeldachester, ND 74681

Phone: +3571286597580

Job: Product Banking Analyst

Hobby: Cosplaying, Inline skating, Amateur radio, Baton twirling, Mountaineering, Flying, Archery

Introduction: My name is Kimberely Baumbach CPA, I am a gorgeous, bright, charming, encouraging, zealous, lively, good person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.